Rau dền – món ăn vị
thuốc quý
Sưu tầm
Rau dền là tên gọi chung để chỉ các loài
trong Chi Dền (danh pháp khoa học: Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên
quan tới Acanthochiton, Acnida, Montelia), ở Việt Nam thường được sử dụng làm
rau ăn.
Tên tiếng Anh (amaranth) cũng như tên khoa
học của các loài dền đều có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “amarantos” (Αμάρανθος
hoặc Αμάραντος) có nghĩa là (hoa) không bao giờ tàn. Chi Dền được cho là có
nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó
hiện diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới.
Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền
tía – Amaranthus tricolor),dền cơm (dền trắng – Amaranthus viridis) làm rau ăn;
dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại.
Rau dền đỏ
(dền tía):
Rau dền đỏ là loại dền có
lá lớn có màu đỏ tía, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ. Rau dền đỏ
chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt
trong rau dền đỏ nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần, khi nấu
chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau dền đỏ được dùng làm thuốc, có vị ngọt, tính
mát, thanh nhiệt, lợi tiểu. Không chỉ là một loại rau thanh mát, giải nhiệt
ngày hè, rau dền đỏ còn rất bổ dưỡng bởi giàu protein; không chất béo; chứa
glucid; xenluloza; khoáng toàn phần, vitamin B1, B2, PP, C và gần 10 axit amin
cần thiết đặc biệt có lyzin, methionin, histidin, arginin…
Không những thế, lá dền đỏ giã nát, thêm nước có
thể chắt lấy nước uống giải nhiệt, còn bã được dùng để đắp sát trùng, trị nọc
ong, rắn, rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da.
Dền cơm (Amaranthus viridis), Là loại cỏ nhỏ,
cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm,
không lông, không gai. Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 -
6cm, rộng 1,5 - 3cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10cm. Chùy
hoa ở ngọn hay bông ở nách lá; hoa có 3 lá đài, 3 nhị, 2 - 3 đầu nhụy.
Quả bế nhăn, chứa 1 hạt nâu đen, bóng, to 1mm.
Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu
hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô dùng dần. Dền cơm giàu dược tính nên
được dùng làm thuốc.
Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây (Radix et
Herba Amaranthi Viridis).
Rau dền gai:
Rau dền gai - Amaranthus spinosuslà loài thực vật
có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Là những
loài cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt,
sức nảy mầm cao.Cây rau dền gai thường có một thân thẳng, cành vươn vừa phải,
những loài trồng lấy hạt có hoa tạo thành cụm hình chùy ở đầu cành còn những loại
lấy rau có hoa mọc dọc theo cành.
Rau dền gai có thân thảo, to, đứng thẳng,
phân nhánh cao khoảng 0,4 đến 1m, không lông, nhiều nhánh, có gai ở nách lá (sự
hiện diện của gai giúp ta phân biệt dền gai với dền xanh amaranthus viridis).
Phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 - 10cm, mặt dưới
xanh lợt, cuống có 2 gai dài 3 - 15mm ở nơi gắn vào thân.
Theo quan điểm Đông y, dền gai có vị ngọt nhạt,
tính hơi lạnh; đối với các bệnh về xương khớp giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh
ra ngoài bằng đường tiểu, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả.
Một loạt các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong dền gai như
protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm,
canxi, photpho,…rất tốt cho cơ thể. Lượng canxi và các chất khoáng dồi dào
trong dền gai cũng hỗ trợ các khớp xương luôn dẻo dai, chắc khỏe, ngăn ngừa
loãng xương, thoái hóa khớp.
Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng
trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều
kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm
mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp.
Hạt có thể dùng như hạt cây Mào gà đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết.
Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị bệnh đau tim.
Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị rong kinh, lậu,
eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng;
còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng. Cây dùng trị rắn cắn.
Tác dụng của cây dền:
1. Chống bệnh tiểu đường / sinh sản tinh
trùng:
Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích trong rượu methanol
của đường glucose trong máu. Rau dền amaranthus spinosus giảm tình trạng đáng kể,
so sánh với glibenclamide. Thí nghiệm cũng cho thấy tác dụng hạ lipide trong
máu và sự sinh sản tinh trùng gia tăng bằng cách tăng số lượng tinh trùng và trọng
lượng cơ quan sinh dục, cơ quan phụ thuộc. Kết quả trên hổ trợ cho sự sử dụng
theo dân gian cho bệnh tiểu đường.
2.
Là thuốc giảm đau hiệu quả:
Có thể sử dụng dền gai độc vị (chỉ dùng dền gai sắc uống) hoặc
kết hợp với các vị thuốc trừ thấp khác như lá lốt, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, thổ phục linh, sài đất,…giúp giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Có thể
dùng cành lá giã nát đắp lên các khớp đang sưng nóng, đau nhức cũng có tác dụng
giảm đau nhanh chóng.
3. Tốt cho xương khớp:
Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp,
lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện, giảm sưng
nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp.
Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình
tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.
4. Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm
rạ:
Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp
vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
5. Ho có đờm:
Thân, lá cây rau dền gai 50 – 100g, giã nát, vắt lấy nước uống.
Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam
thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây
rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
6. Viêm họng, đau họng:
Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt,
1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần
đến khi đỡ đau họng.
7. Bảo vệ gan :
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tiểm năng bảo vệ gan
trong những vết thương gan, thí nghiệm ở động vật. Một nghiên cứu cho thấy cơ
chế bảo vệ từ những chất hiện diện như flavonoïdes và hợp chất phénolique.
8. Chữa sỏi thận:
Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền
thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ
quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.