AdSense

Total Pageviews

Showing posts with label Cooking. Japanese food - Đồ ăn Nhật. Show all posts
Showing posts with label Cooking. Japanese food - Đồ ăn Nhật. Show all posts

Friday, March 11, 2016

Buta Kakuni



Mình biết đến món ăn này trong một lần đi công tác, không nhớ là nước nào, cả team rủ nhau đi ăn Ramen Nhật. Hôm đó cả nhóm rủ nhau vào một nhà hàng chuyên chỉ bán Ramen, mình không nhớ tên nhà hàng là gì cũng không nhớ món Ramen hôm đó bọn mình ăn có tên là gì, chỉ nhớ là mình có ấn tượng khá mạnh với món đó và miếng thịt mầu sắc cũng như hương vị của nó hao hao giống món thịt kho tầu của Việt Nam mình. Hôm đó tình cờ thế nào mà lựa chọn của cả nhóm lại giống hệt nhau, cùng chọn đúng một loại ramen đó, duy chỉ khác nhau ở nước dùng (béo hay trong) thôi, mọi người lục tục chọn nước dùng và hỏi mình chọn nước dùng trong hay nước dùng béo, mình chọn đại “nước béo” (thick broth)… Trời ơi họ mang ra một tô mỳ to, nước dùng thì eo ơi đúng là béo thật… nó có một lớp nước béo dầy (thick) nổi phía trên bát, đúng là “thick” có khác... Mình nhớ là hôm đó một số người trong nhóm trong đó có mình không ăn hết bát Ramen vì nó rất ngon… nhưng beéo quá...ấn tượng mãi với món ăn này.

Sau đó mình bắt đầu thấy nhớ món ăn và muốn học cách chế biến, vấn đề là mình không hề có một manh mối nào để search tìm thông tin về nó cả: tên nhà hàng không nhớ, tên món ăn không nhớ, mess hỏi các đồng nghiệp xem có ai nhớ món Ramen hôm đó tên là gì không cũng không ai nhớ cả, chỉ mỗi một điều mình nhớ đinh ninh là miếng thịt kể cả về hình dạng kích cớ, mầu sắc và mùi vị của nó đều hao hao giống món thịt kho tầu của Việt Nam.

Rất nhiều lần mình đã search tìm món ramen này, search bằng hình ảnh, cứ thấy món nào có hình hao hao giống là lật vào xem nhưng đều không có kết quả, có lẽ món này giờ ít người làm. Có những lần làm thịt kho tầu xong mình cũng đã thử dùng để nấu mỳ xem có giống không thì thấy đúng là nó khá giống nên bụng bảo dạ thôi không sao khi nào thèm thì nấu Ramen với thịt kho tầu là OK rồi...May mắn mình lại tìm được công thức, thì ra món Ramen mình ăn năm đó là Black Kakuni Ramen.

Vậy là bắt tây vào làm Buta Kakuni (Japanese braised Pork Belly). Món này đúng là hao hao giống món thịt kho tầu của Việt Nam thật, chỉ có một điểm khác nhau căn bản là Buta Kakuni dùng gừng và rượu nấu trong thành phần gia vị còn thịt kho tầu thì không dùng hai thứ đó nhưng lại dùng nước dừa.

Mình vừa chuyện phiếm với cô bạn người Nhật, dưới đây là đoạn chat của mình với cô bạn ấy:

Chi Thi Linh Tran 1:53 PM
btw, do you know what is the different beteen buta kakuni and buta no kanuki? -
two kinds of Japanese food?
Kiyomi Tsuchida 1:55 PM
I guess the same, 
Chi Thi Linh Tran 1:56 PM
hihi, have you ever cooked them
Kiyomi Tsuchida 1:57 PM
cook the cutting port well on slow fire . 
Chi Thi Linh Tran 1:57 PM
What is its correct name: Buta Kakuni, buta no Kakuni or Kakuni?
Kiyomi Tsuchida 1:58 PM
buta = pork, kakuni - cook cubic cutting on slow fire. 
no= of - english
Chi Thi Linh Tran 1:59 PM
Owh interesting! thank you
Kiyomi Tsuchida 2:11 PM
I sent recipe
Chi Thi Linh Tran 2:11 PM
thank you

Cô bạn còn search tìm công thức và dịch sang tiếng Anh cho mình với kèm theo một lời nhắn rất đáng yêu “tao còn dùng thêm nhiều gừng nữa nhé”! hihi

 Material:

 Ginger  one piece / soy sauce  4 x table spoon  / suger  3 x table spoon, / Sake 2 x table spoon / honey 1 x table spoon. Water – 200cc

Cooking:
Please use the pressure cooker
Cut the pork into cubic 3cm or 4 com => sautee in frying pan until turned nice and brown.
After that, put them into pot until soaking all.  5 or 10 min stew. Pick up / clean up scum.
After that, put the meat into the pressure pan with seasoning (above ), cook for  about 20 min.

                        

Chuyện dông dài tý cho vui còn bây giờ mình bắt đầu làm Buta Kakuni nào!

Nguyên liệu
-      Thịt ba chỉ hoặc nạc vai, dùng thịt ba chỉ là ngon nhất nhưng nếu trong nhà có người không ăn được thịt mỡ thì có thể dùng nạc vai, chọn chỗ rắt nhiều mỡ, thịt nạc quá không ngon: 500 gam
-      Gừng: đủ dùng
-      Nước tương soy sause: đủ dùng
-      Rượu sake/ rượu nấu/ rượu trắng: 1 thìa canh, lưu ý chỉ dùng it để ướp vào thịt cho thơm chứ không nên dùng nhiều rượu, món ăn có mùi rượu không ngon.
-      Đường: 2 -3 thìa cà phê.
-      Dầu hào: 2 thìa cà phê, dùng dầu hào giúp món ăn có độ bóng đẹp, nước dùng sánh đẹp.
-      Hắc xì dầu: đủ dùng. Dùng để lấy mầu giúp món ăn lên mầu nâu sẫm bóng đẹp, vì mặc dù nước tương cũng có mầu nâu nhưng không đủ làm lên mầu cho món ăn.
-      Phần gốc trắng hành hoa: đủ dùng

Chế biến:
-       Thịt rửa sạch cắt miếng vuông to bản.
-       Gừng giã nhỏ, phần trắng hành hoa cắt khúc, trộn đều vào ướp thịt.
-       Tiếp tục cho các gia vị sau vào ướp cùng thịt: Rượu, Soy sauce, đường, dầu hào, hăc xì dầu. Trộn đều thịt với các lại gia vị để một lúc cho ngấm.
-       Vặn bếp lửa to, cho thịt lên chảo đảo qua cho thịt thơm, xém cạnh.
-       Trút thịt vào nồi hoặc nồi áp suất, cho nước vào đun đến khi thịt chín nhừ là được.
-       Nêm lại gia vị, bắc ra ăn nóng hoặc để tủ lạnh ăn dần đều ngon, người Nhật thường dùng món này với cơm hoặc mỳ Ramen.


Wednesday, August 26, 2015

Edamame



Edamame - đậu nành luộc là món ăn được ưa chuộng của người dân Nhật Bản, nó thường được dùng làm món khai vị trong các bữa ăn của người Nhật, mỗi khi đi ăn nhà hàng Nhật mình thấy mọi người đặc biệt là các chị em rất thích thú với món khai vị này. Ở Việt nam món đậu nành luộc cũng là món ăn chơi rất thú vị, cả nhà ngồi quây quần tay ải tay ai quanh rổ đậu luộc vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả.
Edamame thật ra cũng là loại đậu nành giống của Việt nam mình nhưng quả và hạt của nó to hơn đậu nành Việt nam một chút, đó chính là những quả đậu nành hái khi còn xanh chứ chưa chín già. Với món Edamame bạn có thể dùng quả đậu tươi hoặc dùng đậu quả cấp đông đều rất ngon.
Một nét thú vị nữa, đó là, khi vào vụ đậu nành, trên các con phố Hà nội bạn dễ dàng tìm thấy các bác xe thồ dựng xe đứng bán những túm đậu nành nguyên cành, quả tươi xanh còn đầy lông, đó chính là loại đậu nành bạn cần. Thời vụ đậu nành thường ngắn, qua vụ thì dù có thèm mấy bạn cũng khó có thể lùng mua được những quả đậu nành tươi non này, nên nếu là fan của món này thì vào vụ bạn hãy mua nhiều, vặt quả rửa sạch cho vào ngăn đá để dùng dần.

Nguyên liệu

-         Đậu nành: 300gam
-         Xì dầu/ soy sauce: đủ dùng
-         Giấm: đủ dùng
-         Gừng tươi bằm/ giã nhỏ: đủ dùng
-         Muối hạt – coarse sea salt: đủ dùng

Chế biến:

-          Đun sôi nước.
-          Thả đậu vào luộc, nếu bạn dùng loại đậu cấp đông cũng không cần giã đông trước khi luộc, lấy từ tủ lạnh ra là bạn có thể cho thẳng vào nồi luộc.
-          Luộc đến khi đậu chín tới trút đậu ra rá cho ráo nước, dội lại bằng nước lạnh, để ráo nước.

Có hai cách dùng Edamame, một là Edamame xóc muối hai là Edamame dùng với nước chấm.

Cách 1: Edamame xóc muối:

Rắc muối hạt vào đậu, xóc đều.

Cách 2: Edamame dùng với nước chấm:

Đây là cách thưởng thức Edamame kiểu mới cũng rất thú vị, làm nước chấm bằng cách trộn đều hỗn hợp xì dầu + giấm + gừng bằm. Khi ăn chấm quả đậu vào nước chấm.


Yêu cầu thành phẩm: