Nguyên liệu:
-
Móng giò: 800 gam/ 2 cái. Chọn cái mập, ngắn.
-
Thịt chân giò: 500 gam, chọn phần nhiều bì càng
ngon.
-
Riềng: 150 gam
-
Nghệ: 1 củ vừa
-
Mẻ xay nhuyễn: 4 -5 thìa canh. Tùy khẩu vị mỗi
người, mình thích ăn nổi mùi vị của mẻ nên thường hay cho nhiều.
-
Mắm tôm ngon: 2 thìa canh
-
Gia vị/ nước mắm: đủ dùng
-
Hành hoa, rau răm thái nhỏ: đủ dùng
-
Rau sống tùy thích.
Chế biến:
Xay
riềng nghệ
Riềng nghệ là hai gia vị không thể thiếu của
món này. Có thể mua riềng nghệ xay sẵn cho tiện nhưng nếu muốn sạch sẽ hợp vệ
sinh thì tốt nhất là tự làm. Một lý do nữa khiến mình hay tự làm là vì nhà có
khóm riềng, đồ tươi rói rói lại siêu sạch như thế thì tại sao lại không sài chứ…
Thực ra mình chỉ ngại mỗi khâu cạo vỏ riềng
thôi, vỏ nó cứng lại nhiều rễ nên làm hơi mất công tý, còn đến đoạn cho vào máy
xay sinh tố thì đơn giản rồi…
Riềng nghệ cạo vỏ rửa sạch, cắt khúc cho vào
máy xay sinh tố xay nhuyễn (dùng cối xay khô). Làm cách này đảm bảo riềng nghệ nhỏ
mịn như ngoài hàng mỗi tội là nghệ sẽ làm bẩn cối xay đấy nhé, thế nên nếu cẩn
thận bạn chỉ nên xay riềng vì riềng cứng giã mất thời gian và khó nhỏ mịn, còn
nghệ mềm chỉ cần giã nhuyễn một chút là được, làm thế vẫn được hỗn hợp riềng
nghệ ngon mà không bị bẩn cối.
Sản phẩm đây:
Nếu bạn dùng riềng nghệ xay sẵn hoặc bột riềng
bột nghệ thì bỏ qua bước này
Mẻ:
Nhất thiết phải chọn được mẻ đã chua, điều này
quyết định chất lượng món ăn.
Mẻ nên nghiền nát lọc lấy nước bỏ cái, hoặc cho
vào máy xay sinh tố xay nhuyễn trước khi ướp với móng và thịt (tránh tình trạng
mẻ còn nguyên hạt cơm lổn nhổn rất mất cảm quan).
Tham khảo thêm cách nuôi mẻ trong phần Gia vị
các loại
Thui
móng và chân giò:
Tiện nhất là mua móng và chân giò đã thui sẵn
ngoài hàng, còn nếu tự thui thì bạn có thể thui bằng rơm, nướng trên than hoa
hoặc thui bằng giấy. Mình hay thui bằng giấy rất tiện và ngon, nên dùng giấy trắng
để thui cho vệ sinh (dùng giấy báo hoặc giấy đã in chữ khi cháy mực in chẩy ra
sẽ rất độc hại).
Móng làm sạch, dùng giấy cuộn kín móng và thịt
chân giò hai ba lượt, cuộn hơi chặt tay một chút, châm lửa vào giấy đốt cho đến
khi cháy hết giấy, móng và chân giò vàng đều lớp da bên ngoài là được.
Chế
biến:
-
Móng và chân giò sau khi thui đem rửa sạch,
dùng lưỡi dao cạo sạch phần bì và than cháy đen bên ngoài, rửa sạch lại, móng
thì chẻ đôi chặt miếng vừa ăn (chặt miếng bằng bao diêm) còn thịt chân giò thì thái
miếng vừa ăn (miếng bằng bao diêm).
-
Ướp móng và thịt chân giò với riềng nghệ xay
nhuyễn + mắm tôm + mẻ + 1 chút gia vị/ nước mắm. Trộn đều hỗn hợp, để 15 - 20
phút cho ngấm (càng để ngấm lâu càng tốt, có thể để ngấm 1 – 2 tiếng).
-
Cho móng và thịt chân giò đã ướp vào nồi áp
suất, không cần cho thêm nước, (nếu ăn với bún cần nhiều nước hơn thì cũng chỉ cho
thêm một chút xíu khoảng ¾ - 1 bát ăn cơm là đủ). để chế độ hầm 40 - 45 phút.
-
Nếu nầu bằng nồi thường thì cho nước ngập mặt
móng và thịt, để lửa nhỏ nấu liu riu đến khi móng và thịt chân giò chín mềm,
nước cạn sền sệt là được.
-
Nêm lại gia vị vừa ăn, rắc hành hoa rau răm, bắc
ra ăn nóng cùng bún hoặc cơm.
Cách
ăn cùng bún, múc ½ bát giả cầy và một chút nước sốt, gắp
1 - 2 gắp bún nhỏ vào bát, trộn đều và ăn, trong quá trình ăn gắp thêm bún (giống
kiểu ăn chấm). ăn cách này ngon đậm đà hơn kiểu ăn chan. có
thể ăn kèm rau sống.
Yêu
cầu thành phẩm:
Móng và thịt chân giò chín mềm nhưng không bị
nát. Có người sẽ thích món giả cầy với móng giò vẫn còn giòn sần sật chứ không
chín mềm, cái ngày tùy sở thích từng người để chế biến. Nước dùng sền sệt,
sánh, nổi vị chua của mẻ, nổi rõ mùi vị của mắm tôm, thơm lừng mùi riềng nghệ và
nổi màu vàng đẹp của nghệ.
Móng và thịt chân giò chín mềm nhưng không bị nát. Có người sẽ thích món giả cầy với móng giò vẫn còn giòn sần sật chứ không chín mềm, cái ngày tùy sở thích từng người để chế biến. Nước dùng sền sệt, sánh, nổi vị chua của mẻ, nổi rõ
ReplyDeleteIn áo 3d tại Hà Nội
In phông bì tại Hà Nội
In hộp đựng Giày
In hộp đựng rượu