AdSense

Total Pageviews

Saturday, February 1, 2014

Canh măng cổ truyền ngày tết


Bạn thể nấu canh măng bằng măng lá hoặc măng lưỡi lợn khô tùy khẩu vị, nếu thích ăn măng giòn quện mỡ thì nên chọn loại măng lá. Nhà mình hay ăn măng nứa, rất ngon, rất quện mỡ, ngấm đều gia vị mà miếng măng lại giòn và mềm .
Canh măng là món nấu khá kỳ công nên mình hay làm nhiều để riêng trong âu hoặc hộp to cho vào ngăn mát tủ lạnh, ăn bữa nào múc ra bữa đó đun hoặc làm nóng bằng  lò vi sóng. Tết nào mình cũng nấu một nồi canh măng to vì vậy lượng nguyên liệu trong bài này cũng là lượng nguyên liệu đủ để nấu một nồi canh măng tết, nghĩa là nấu đủ ăn vài bữa chứ không phải chỉ một bữa nhé.
500 gam măng nứa khô sẽ cho 2500 gam măng thành phẩm (măng sau khi đã ngâm - rửa - luộc và lọc bỏ phần già) - Mình có tính hay quên Tết nào cũng nấu canh măng nhưng lần nào cũng vắt óc nghĩ mà cũng không nhớ là mua bao nhiêu lạng măng khô thì đủ dùng, thế nên năm nay quyết trí phải ghi chép chi tiết phần này.
Một típ nữa là có thể mua nhiều măng khô, cùng một công sơ chế sau đó chia nhỏ theo bữa cho vào túi nilong, cất ngăn đá tủ lạnh dùng dần quanh năm.



Nguyên liệu:

-       Măng khô: 150 gam.
-       Chân giò cả móng cả thịt: 1 cái khoảng 1- 1,2 kg.
-       Hành hoa cắt khúc: đủ dùng
-       Tiêu xay: đủ dùng

Chế biến:

Sơ chế măng:

-       Măng rửa sạch ngâm nước khoảng 3 - 4 ngày, luôn ngâm măng ngập trong nước và thay nước ít nhất một lần/ ngày.
-       Măng sau khi đã ngâm nở cho vào luộc. Có thể luộc măng bằng nồi thường hoặc nồi áp suất. Luộc măng bằng nồi áp suất ưu điểm là nhanh nhưng phải thận trọng tránh để măng bị nát nhừ.

    +  Luộc măng bằng nồi thường: Cho măng vào nồi, đổ nước ngập măng, đun sôi nồi măng và để măng sôi kỹ 50 -60 phút sau khi sôi sau đó chắt bỏ nước luộc. Tiếp tục lặp lại quy trình luộc măng khoảng 3 lần nữa. Kiểm tra thấy măng đã nở hết, nước luộc không còn mầu thâm đen nữa mà đã chuyển sang mầu vàng nhạt là được.
    +  Luộc măng bằng nồi áp suất: cho măng vào nồi, cho nước ngập măng, đặt chế độ hầm 30 phút, khi chế độ hầm kết thúc tiếp tục để măng trong nồi thêm 15 phút cho áp suất trong nồi giảm bớt thì bắt đầu xì hơi nồi áp suất, mở nồi chắt nước và tiếp tục lặp lại quy trình thêm 2 lần nữa. Notes: Không nên để măng lâu trong nồi sau khi kết thúc chế độ hầm vì dễ làm măng bị nhừ nát mặt khác có thể làm nước luộc măng ngấm ngược trở lại măng không tốt.

-       Măng sau khi luộc xong, đổ ra rửa lại bằng nước sạch, cắt bỏ phần măng già, phần còn lại cắt miếng vừa ăn.

Nấu canh măng:

-       Chân giò lợn làm sạch, bóc móng, chặt miếng vừa ăn.
-       Chảo mỡ nóng già, cho măng và chân giò vào xào, nêm nước mắm/ gia vị, đảo đều cho măng và chân giò ngấm đều mỡ mắm.
-       Khi măng và chân giò xào đã ngấm mắm mỡ dậy mùi thơm trút vào nồi áp suất, cho nước đủ dùng, hầm 50 phút. Nếu nấu bằng nồi thường thì ninh khoảng 3 -4 tiếng, khi nào măng và móng giò chín mềm là được.
-       Rắc hành và tiêu trước khi ăn, ăn nóng.


No comments:

Post a Comment