Nuôi mẻ không khó nhưng cũng không dễ, không
khó ở chỗ chỉ đơn giản là có con giống mẻ cho vào hũ và thỉnh thoảng cho nó ăn cơm
hoặc bún và cái không dễ ở đây là bạn phải luôn nhớ để kiểm tra xem mẻ đã ăn
hết cơm chưa, đã đến lúc phải cho mẻ ăn chưa, bạn chỉ cần nhãng đi một vài ngày
không kịp cho ăn là mẻ sẽ bị chết.
Nguyên liệu:
- Cái mẻ.
- Âu to.
- Cơm/ bún để cho mẻ ăn.
Nuôi mẻ:
Giống mẻ cho vào hũ
Có thể dùng cơm hoặc bún để nuôi mẻ, bún mềm mẻ
ăn nhanh hơn nên sẽ nhanh ngấu hơn. Mình thì không yên tâm dùng bún cho lắm vì tin
đồn người ta dùng phoóc môn trong sản xuất bún nên mình thường nuôi mẻ bằng
cơm. Cơm cho mẻ ăn phải là cơm sạch tất nhiên rồi, ngon nhất là dùng cơm vừa
thổi, cơm còn âm ấm là tốt nhất, dùng đũa xới cho cơm tơi xốp không vón cục sau
đó dùng thìa sạch múc từng thìa và dàn đều lên trên bề mặt hũ mẻ. Phần giữa hũ
thường tập trung nhiều con mẻ và mẻ ở giữa hũ cũng thường khỏe hơn mẻ ở phần rìa
hũ nên lưu ý rải cơm ở phần giữa nên dầy hơn ở phần rìa một chút. Luôn nhẹ tay
không ấn mạnh cơm xuống mẻ, không khoấy mẻ, không động mạnh vào hũ mẻ (như dùng
thìa đũa gõ vào thành hũ) vì làm như vậy mẻ dễ bị chết.
Khi nào phải cho mẻ ăn tiếp:
Khi lớp cơm trên bề mặt hũ mềm nhuyễn ra
không còn nguyên hạt nữa chính là biểu hiện mẻ đã ăn hết cơm, lúc này cần tiếp
tục cho cơm vào để nuôi mẻ. Cần lưu ý vì rất dễ quên, nếu bạn để giai đoạn này
kéo dài quá con mẻ không có đủ thức ăn sẽ bị chết.
Mẻ ngấu:
Mẻ nhuyễn mềm có mùi thơm chua thanh thanh là
lúc mẻ đã ngấu. Dùng thìa sạch lật lớp mẻ phía trên sang một góc, múc dứt khoát
và nhẹ tay lớp mẻ dưới đáy hũ, tiếp tục gạt phần mẻ bên trên sang góc khác để múc
mẻ ở phần đáy góc khác của hũ.
Tại sao lại lấy mẻ từ dưới đáy hũ trước vì đơn
giản mẻ dưới đáy hũ ngấu trước mẻ ở phía trên nên sẽ thơm ngon hơn.
Cho dù bạn vừa mới cho cơm vào hũ và có nhu
cầu sử dụng mẻ ngay bạn vẫn có thể dùng ngay mẻ ở phía đáy hũ vì mẻ ở dưới đáy
đã ngấu từ trước rồi.
Nếu mẻ đã ngấu mà bạn không dùng đến hoặc dùng
không kịp có thể múc riêng ra hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa, đậy nắp cho vào ngăn
mát tủ lạnh trữ được khá lâu.
Cách sử dụng mẻ:
Mẻ ngấu cho vào máy say sinh tố (cối xay đồ
khô) xay nhuyễn trước khi sử dụng. bạn có thể không cần xay nhuyễn cũng được nhưng
đôi khi bạn sẽ thấy vẫn còn một vài hạt cơm chưa nhuyễn hết việc này có thể làm
mất cảm quan món ăn của bạn.
Cách quan sát con mẻ:
Con mẻ rất rất nhỏ mắt thường không nhìn thấy
được nhưng nếu tinh ý bạn vẫn có thể quan sát được sự vận động của chúng. Khi mẻ
vừa ăn hết cơm (lớp cơm trên cùng trong hũ mẻ đã mềm nhuyễn ra không còn nguyên
hạt nữa) là lúc dễ quan sát con mẻ nhất. Dưới ánh đèn hoặc ánh sáng tự nhiên nghiêng
qua nghiêng lại hũ mẻ bạn sẽ thấy bề mặt hũ mẻ nhóng nhánh nhóng nhánh như kiểu
ánh sáng nhoang nhoáng, nhìn kỹ vào chỗ nhóng nhánh đó bạn sẽ thấy lớp mẻ ở đó
động đậy, bề mặt mẻ không nằm yên mà có sự trồi lên sụt xuống, đó là do các con
mẻ đang hoạt động tạo ra.
Đây cũng là một cách quan sát để kiểm tra xem
con mẻ còn sống hay không.
Bảo quản mẻ:
Bảo quản mẻ ở nơi khô mát, tránh ánh nắng
trực tiếp và theo kinh nghiệm của các cụ thì mẻ kị mắm tôm nên không để hũ mẻ
gẫn hũ mắm tôm mẻ không chịu được mùi mắm tôm sẽ chết. Bê đặt hũ mẻ nhẹ nhàng
không kéo rê làm động thành hũ mẻ dễ bị chết. Phải cho mẻ ăn thường xuyên, mua
hè nóng ấm mẻ nhanh ngấu hơn mùa đông nên lưu ý kiểm tra để cho mẻ ăn kịp thời.
Cho
mẻ ăn
Thanks for the valuable information and insights you have so provided here...
ReplyDeleteNUOi