AdSense

Total Pageviews

Wednesday, May 9, 2018

Rau dền – món ăn vị thuốc quý



Rau dền – món ăn vị thuốc quý

Sưu tầm

 


Rau dền là tên gọi chung để chỉ các loài trong Chi Dền (danh pháp khoa học: Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên quan tới Acanthochiton, Acnida, Montelia), ở Việt Nam thường được sử dụng làm rau ăn.
Tên tiếng Anh (amaranth) cũng như tên khoa học của các loài dền đều có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “amarantos” (Αμάρανθος hoặc Αμάραντος) có nghĩa là (hoa) không bao giờ tàn. Chi Dền được cho là có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới.
Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền tía – Amaranthus tricolor),dền cơm (dền trắng – Amaranthus viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại.
Rau dền đỏ (dền tía):
Rau dền đỏ là loại dền có lá lớn có màu đỏ tía, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền đỏ nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau dền đỏ được dùng làm thuốc, có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu. Không chỉ là một loại rau thanh mát, giải nhiệt ngày hè, rau dền đỏ còn rất bổ dưỡng bởi giàu protein; không chất béo; chứa glucid; xenluloza; khoáng toàn phần, vitamin B1, B2, PP, C và gần 10 axit amin cần thiết đặc biệt có lyzin, methionin, histidin, arginin…
Không những thế, lá dền đỏ giã nát, thêm nước có thể chắt lấy nước uống giải nhiệt, còn bã được dùng để đắp sát trùng, trị nọc ong, rắn, rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da.

 

Rau dền cơm:


Dền cơm (Amaranthus viridis), Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai. Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 - 6cm, rộng 1,5 - 3cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10cm. Chùy hoa ở ngọn hay bông ở nách lá; hoa có 3 lá đài, 3 nhị, 2 - 3 đầu nhụy.
Quả bế nhăn, chứa 1 hạt nâu đen, bóng, to 1mm. Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô dùng dần. Dền cơm giàu dược tính nên được dùng làm thuốc.
Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây (Radix et Herba Amaranthi Viridis).

Rau dền gai:

 

Rau dền gai - Amaranthus spinosuslà loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Là những loài cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao.Cây rau dền gai thường có một thân thẳng, cành vươn vừa phải, những loài trồng lấy hạt có hoa tạo thành cụm hình chùy ở đầu cành còn những loại lấy rau có hoa mọc dọc theo cành.
Rau dền gai có thân thảo, to, đứng thẳng, phân nhánh cao khoảng 0,4 đến 1m, không lông, nhiều nhánh, có gai ở nách lá (sự hiện diện của gai giúp ta phân biệt dền gai với dền xanh amaranthus viridis). Phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 - 10cm, mặt dưới xanh lợt, cuống có 2 gai dài 3 - 15mm ở nơi gắn vào thân.
Theo quan điểm Đông y, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; đối với các bệnh về xương khớp giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường tiểu, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả.
Một loạt các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong dền gai như protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, canxi, photpho,…rất tốt cho cơ thể. Lượng canxi và các chất khoáng dồi dào trong dền gai cũng hỗ trợ các khớp xương luôn dẻo dai, chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp.

Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt có thể dùng như hạt cây Mào gà đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết. Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị bệnh đau tim.
Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng. Cây dùng trị rắn cắn.

Tác dụng của cây dền:


1.    Chống bệnh tiểu đường / sinh sản tinh trùng:
 Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích trong rượu methanol của đường glucose trong máu. Rau dền amaranthus spinosus giảm tình trạng đáng kể, so sánh với glibenclamide. Thí nghiệm cũng cho thấy tác dụng hạ lipide trong máu và sự sinh sản tinh trùng gia tăng bằng cách tăng số lượng tinh trùng và trọng lượng cơ quan sinh dục, cơ quan phụ thuộc. Kết quả trên hổ trợ cho sự sử dụng theo dân gian cho bệnh tiểu đường.

2.   Là thuốc giảm đau hiệu quả: 
Có thể sử dụng dền gai độc vị (chỉ dùng dền gai sắc uống) hoặc kết hợp với các vị thuốc trừ thấp khác như lá lốt, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, thổ phục linh, sài đất,…giúp giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Có thể dùng cành lá giã nát đắp lên các khớp đang sưng nóng, đau nhức cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

3.    Tốt cho xương khớp: 
Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện, giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.

4.    Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: 
Dền gai tươi, rau sam tươilá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.

5.    Ho có đờm: 
Thân, lá cây rau dền gai 50 – 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng 5 – 7 ngày.

6.    Viêm họng, đau họng: 
Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

7.    Bảo vệ gan : 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tiểm năng bảo vệ gan trong những vết thương gan, thí nghiệm ở động vật. Một nghiên cứu cho thấy cơ chế bảo vệ từ những chất hiện diện như flavonoïdes và hợp chất phénolique.

8.    Chữa sỏi thận: 
Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảomã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.

Tuesday, December 20, 2016

Yến mạch cà rốt - Carrot cake Oatmeal

Đây là món quà vặt khá thú vị vừa giầu dinh dưỡng vừa healthy nhé các bạn, cũng có thể dùng làm bữa ăn sáng cho các bé và cho cả gia đình nhé, món ăn thực dưỡng rất chi là tuyệt vời.
Yến mạch chọn loại ăn liền nhé, loại mà các mẹ hay trộn chung với sữa tươi cho các bé ăn liền đấy. Sữa thì có thể dùng sữa bò, sữa dê hoặc sữa từ các loại hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.v.v… nhưng nên chọn sữa không đường.
Quế thì nên dùng quế thanh chứ không dùng bột quế nhé, quế thanh nạo thành những hạt nhỏ (hoặc xay bằng lọ xay tiêu), Bạn sẽ được cảm nhận cái nóng ấm ngọt ngào và thơm lừng của hương quế khi ăn những hạt quế nhỏ này. Ăn quế thế này lại làm mình nhớ về tuổi thơ khi xưa tụi bạn bẻ cho nhau từng mẩu quế nhỏ xíu nhâm nhi hoặc có khi là cùng nhau cắn chung một mẩu quế…
Tất cả các nguyên liệu dùng cho món này đều rất có lợi cho sức khỏe.. Yến mạch, quế, mật ong, sữa tươi, yoghurt… và tinh tế hơn nữa là một chút cà rốt nạo sợi, chỉ nghĩ đễn việc mỗi ngày em bé và bạn ăn một chút cà rốt sống thôi cũng đã thấy lợi ích như thế nào rồi, hãy cùng trải nghiệm nhé.



Nguyên liệu

-       Yến mạch - Oat loại ăn liền: 30g - khoảng 3, 4 thìa canh.
-       Quế - Cinnamon: Quế thanh nạo hoặc xay bằng lọ xay tiêu thành những hạt nhỏ,1 thìa cà phê.
-      Mật ong - honney: 1 thìa cà phê.
-      Sữa tươi không đường - milk: 100 ml.
-      Sữa chua - Yoghurt: 50 gam.
-      Carrot: 30 gam, khoảng ½ củ nhỏ, gọt vỏ rửa sạch nạo thành sợi mỏng.
-      Nho khô: một nhúm nhỏ khoảng 8 gam

Chế biến:

-       Cho yến mạch vào âu hoặc cốc. Cho vào quế, mật ong, sữa tươi và yoghurt. Trộn đều hỗn hợp
-       Cho cà rốt và nho khô lên trên.
-       Đậy nắp kín cho vào ngăn mát tủ lạnh 3 – 4 tiếng hoặc ít nhất cúng được 1 tiếng để cho yến mạch mềm ra ngấm đếu sữa, lưu ý phải đậy kín âu trước khi cho vào tủ lạnh để tránh bị khô bề mặt.
-       Trộn đều hỗn hợp trước khi thưởng thức.


Sunday, September 11, 2016

Cách bảo quản bắp ngô


Có một phát hiện không hề nhỏ đó là bắp ngô bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để được rất lâu và ăn thì rất ngon, nói chung là ngon như ngô tươi và ngon hơn rất rất nhiều so với cũng bắp ngô đó nhưng được bảo quản trong ngăn mát tủ lanh. Mình đã thử cả hai cách bảo quản ngăn mát và ngăn đá và cuối cùng là có được một phát hiện “vĩ đại” như vậy…
Nhà mình từ trẻ con đến người lớn đều rất thích ăn ngô luộc mà ngô thì có thời vụ chứ không phải lúc nào thích là có ngay được, thế nên “Đói thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy cái giò phải đi…” muốn có ngô ăn thường xuyên thậm chí là ăn quanh năm thì phải loanh hoay nghĩ mưu…Ngô mua về trừ lại những bắp sẽ ăn ngay trong 1 - 2 ngày còn lại mình bóc vỏ rửa sạch để ráo nước cho vào túi bảo quản thực phẩm và ngay lập tức cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Mình đã thử mấy cách bảo quản:
-       Ngô tách hạt bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh: Mình làm cách này mục đích là tiết kiệm diện tích tủ lanh nhưng khá mất công vì phải tách hạt ngô trước khi cho vào ngăn đá mà khi ăn luộc thì thấy rằng ngô không ngọt bằng ngô được bảo quản nguyên bắp và quan trọng hơn nữa là không khoái khẩu bằng được cầm nguyên cả bắp ngô mà ngoạm…
-       Ngô bảo quản ngăn mát tủ lạnh thì chỉ sang ngày thứ 3 là mặc dù nhìn vẫn tươi nhưng ngô đã kém ngọt đi rất nhiều.


Nguyên liệu

-      Bắp ngô
-      Túi ni long bảo quản thực phẩm

Chế biến:

-       Chọn mua loại ngô bạn yêu thích như ngô nếp, ngô ngọt… Nên chọn những bắp ngô tươi mới thu hoạch ngô sẽ ngọt hơn. Ngô mua về nếu chưa ăn ngay nên lập tức tiến hành cấp đông để giữ độ ngọt cho ngô (Ngô để trong ngăn mát tủ lạnh chỉ sang ngày thứ 3 là độ ngọt đã bị giảm đáng kể).
-       Ngô bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để lại râu ngô và 1 - 2 lớp vỏ non trong cùng. Vỏ và râu ngô sẽ giúp cho ngô và nước luộc ngộ ngọt hơn, cái bắp luộc còn cả lớp vỏ nhìn rất hấp dẫn hơn nữa lớp vỏ còn giúp cho ngô luộc mềm là nóng lâu hơn.
-       Rửa sạch ngô và râu ngô, để ráo nước, nhẹ nhàng rửa sạch lớp áo ngô sao cho không bị rách không bì rời ra
-       Cho bắp ngô vào túi bảo quản thực phẩm bọc kín  lại cho vào ngăn đá tủ lanh.
-       Mình hay chia ngô và râu ngô theo bữa để mỗi lần luộc lấy ra cho tiện.

-       Khi sử dụng lấy ngô từ ngăn đá tủ lạnh cho thẳng vào nồi luộc không cần phải dã đông, khi luộc ban đầu để lửa nhỏ để ngô nóng dần lên giúp ngô từ từ giã đông sau đó mới vặn to lửa hơn để luộc.

Saturday, July 30, 2016

Mùa mít hè 2016

Mùa mít năm nay trái sai trĩu trịt, xách máy ra vườn và đếm được chừng hơn 50 quả. Hai cây mít này mình ươm từ hạt lấy từ cây mít nhà Ông Bà nội. Điểm khác biệt lớn nhất giữa cây mít ươm từ hạt và cây mít trồng từ giống ghép/ chiết có bán sẵn trên thị trường đó là cây rất cao và lâu bói quả nhưng lại rất bền cây, hai cây mít này nhà mình phải đến năm thứ 7 mới bắt đầu bói quả (cây chiết ghép chỉ khoảng 3 năm), cây thì cao lắm ngọn của nó chắc phải chạm đến nhà tầng 4 mất, chẳng thế mà mỗi khi gió bão nằm trong nhà chỉ thấy lo nhất cho cây mít đầu ngõ, lo rằng không biết bộ rễ của nó có đủ khỏe để đỡ cái thân cao to tán lá rộng như thế không… Mít trồng từ hạt có tuổi thọ cao - đó là theo kinh nghiệm truyền miệng từ các bậc cao niên nhé, giống như cây nhà Ông Bà nội năm nay chăc phải hơn 40 năm tuổi rồi mà vẫn ra quả đều đều.









Wednesday, June 29, 2016

Sinh tố Chùm ngây chuối



Nguyên liệu

Nguyên liệu đủ cho 2 cốc sinh tố
-       Rau chùm ngây tươi: 100 gam.
-       Chuối chín, chuối vừa chín tới tạo Axit không tốt cho cơ thể nên chọn chuối chín kỹ có đốm ở vỏ: 1 quả.
-       Sữa tươi không đường: đủ dùng.
-       Mật ong: 1 thìa canh (Optional), nếu làm sinh tố cho trẻ nhỏ thì không nên dùng mật ong.
-       Đá viên.

Chế biến:

-       Chùm ngây tuốt lấy lá (giống như tuốt rau ngót), rửa sạch, tráng lại bằng nước đun sôi để nguội, để ráo.
-       Chuối bóc bỏ vỏ.
-       Cho chuối + Rau chùm ngây + Sữa tươi + Mật ong + Đá viên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

-       Cho sinh tố ra cốc.

Friday, June 10, 2016

Nha đam ngâm mật ong và rượu


Nha đam (Lô hội, Aloe Vera) từ lâu đã được dùng phổ biến trong làm đẹp và là vị thuốc dân gian chữa trị nhiều bệnh như các bệnh về đường tiêu hóa, chữa bỏng, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, trị mụn, làm đẹp da,…
Các nghiên cứu khoa học còn chứng minh lô hội có tác dụng vượt trội và là một trong các loại thảo dược quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư hiện nay. Tất cả là nhờ trong thành phần của cây có chứa các chất bao gồm: chất anthraquinone chống lại bệnh ung thư, các chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là acemannan, polysaccharide mannose, chất chống oxy hóa, kháng sinh tự nhiên… Theo nghiên cứu, chất acemannan có trong gel lô hội có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách trực tiếp tấn công các tế bào gây ung thư để tiêu diệt chúng và giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào góp phần chữa bệnh ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các cytokine (protein giết chết ung thư).
Mật ong được coi là một “thần dược” từ tự nhiên có tác dụng chữa trị rất nhiều căn bệnh và được tin dùng như một vị thuốc phổ biến từ xa xưa. Trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể được dùng làm thuốc bổ, làm đẹp và chữa bệnh. Đặc biệt, trong mật ong còn có chứa các chất chống oxy hóa, khả năng kháng khuẩn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, ngăn chặn sự di căn của ung thư.
Rượu trong công thức này có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu hỗn hợp vào cơ thể, giúp hỗn hợp được bảo quản tốt hơn. Tác dụng làm giãn mạch máu của rượu sẽ làm tăng khả năng làm sạch cơ thể của công thức.
Nhựa cây Nha đam khá độc, Nha đam mới thu hoạch nên để xuống bớt nhựa trước khi chế biến.   
                                                                                      Sưu tầm...Sưu tầm...Sưu tầm... 


Nguyên liệu

-       Nha đam: 800 – 1000 gam (2 bẹ to).
-       Mật ong: 4 – 5 thìa canh (thìa giống trong hình), nếu muốn ăn ngọt hơn có thể cho nhiều hơn.
-       Rượu vodka, rượu Sake, Rượu trắng: 3-4 thìa canh.

Chế biến:

-       Dùng dao cắt bỏ hai bên sống gai của bẹ Nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
-       Đổ Nha đam ra âu, cho mật ong và rượu vào quấy đều.
-       Hỗn hợp có thể dùng ngay hoặc đậy nắp kín cho ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
-       Mỗi lần làm chỉ nên làm khoảng 800 -1000 gam Nha đam đủ dùng cho khoảng 1 tuần đến 10 ngày là tốt nhất, hỗn hợp Nha đam để lâu không ngon kể cả bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách sử dụng:

-       Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 -2 muỗng canh (muỗng như trong hình) trước bữa ăn 15-20 phút, quấy/ lắc đều hỗn hợp trước khi dùng.






Thursday, April 7, 2016

Kim chi bắp cải

Cả mùa vừa rồi mình lùng mua Cải Thảo “sạch” để làm Kim Chi mà không được, trong siêu thị rất nhiều nhưng chẳng ai dám tin đó là rau sạch cả nhé cả nhà, mình đặt mua ở những nguồn rau mình “tin tưởng” là sạch mãi mà không được, trong khi đó bắp cải thì lại rất dễ kiếm (hoặc có thể tự trồng tại nhà). Đợi mãi không mua được cải thảo nên mình đánh liều “làm Kim Chi bắp cải thử xem sao”, ai dè sản phẩm rất chi là ngon không thua kim chi cải thảo một tẹo nào cả.
Về cơ bản cách làm Kim Chi bắp cải cũng y chang giống với cách làm kim chi Cải thảo mình đã giới thiệu trước đây, sở dĩ phải lụi hụi viết bài đăng ảnh là vì mình muốn giới thiệu một cách làm sốt trộn kim chi khác để các mẹ có thêm lựa chọn khi làm sốt , cách làm sốt này không dùng củ quả như hai cách mình đã giới thiệu trước đây mà dùng bột… vô cùng đơn giản và đây cũng là cách làm truyền thống của Người Hàn Quốc .


Nguyên liệu

-      Bắp cải: 1,5 – 2 kg.
-      Muối hạt to: 150 gam.
-       Cà rốt: 2 củ.
-       Gừng: 200 gam.
-       Bột gạo/ bột mỳ: 150 gam.
-       Tỏi khô: 1 củ.
-       Hành lá/ lá hẹ: đủ dùng.
-       Ớt bột hàn Quốc ( Korean Chili Flakes), loại chuyên dùng muối Kim Chi: đủ dùng
-       Ớt tươi: 1-2 quả.
-      Nước mắm, đường: đủ dùng.

Ngoài ra tùy khẩu vị có thể dùng thêm một số nguyên liệu để trộn sốt Kim Chi như Củ cải thái sợi, Tỏi tây cắt khúc, vừng rang…

Chế biến:

-       Bắp cải bổ làm 6 – 8 dọc theo cuống. hoặc cắt miếng vuông vừa ăn, rửa sạch để ráo. Mình thích ăn lõi bắp cải giòn giòn nên thường không vứt lõi, lõi bắp cải làm sạch thái miếng vát mỏng rửa sạch để ráo.


-       Dùng tay xát muối hạt vào giữa từng bẹ lá cải. Bắp cải sau khi đã xát muối lần lượt xếp vào hộp.  Nếu bắp cải đã thái miếng thì rải bắp cải vào hộp cứ một lớp bắp cải rắc một lớp muối mỏng lên trên, lặp lại như vây cho đến khi hết bắp cải.


-       Đậy kín hộp để từ 1-2 ngày cho bắp cải ngấm muối. Cũng giống như muối dưa việc sử dụng lượng muối thích hợp trong công đoạn này rất quan trọng quyết định chất lượng của Kim Chi: Dùng nhiều muối quá Kim Chi sẽ bị mặn lâu lên men chua, nếu ít muối quá thì lá cải dễ bị ủng thối.

-       Khi bắp cải đã ngấm muối xả lại bằng nước 1 - 2 lần (nhớ tráng nước cuối bằng nước đun sôi để nguội), vắt ráo nước.

Vắt ráo nước

Cách làm hỗn hợp ướp (the fillings)

-                      -       Tỏi bóc vỏ bằm nhỏ
-       Cà rốt, gừng thái chỉ, dài 4-5 cm
-       Hành lá, hẹ cắt khúc, dài 4-5 cm
-       Hòa tan bột với nước trong một cái nồi, bật bếp lửa vừa quấy đều tay như quấy bột trẻ em, cho vào một chút nước mắm cho sốt nổi mùi thơm , bột yêu cầu hơi lỏng không vón cục. Tóm lại các mẹ làm như quấy bột lỏng cho em bé là được.

Quấy bột 

-       Bỏ nồi bột ra khỏi bếp, chờ nguội hẳn hoặc bột còn hơi ấm tay thì bắt đậu trộn sốt: thả vào bột tỏi băm + cà rốt + gừng + hành lá/ hẹ + nêm thêm một chút nước mắm + đường + ớt Hàn Quốc + ướt tươi giã nhuyễn nếu muốn ăn cay hơn (vì ớt Hàn Quốc cay nhẹ). Trộn đều cho sốt nguyễn là được



Hỗn hợp sốt Kim Chi

-     Đeo găng tay Nilon (nhớ là phải đeo găng tay nhé vì nếu không ớt sẽ làm tay bạn bị bỏng đấy, nóng rất rát mình đã bị rồi), dùng tay lần lượt phết hỗn hợp ướp vào từng lớp bắp cải sao cho toàn bộ bề mặt lá bắp cải được phủ bằng một lớp sốt.

-       Cuộn bắp cải lại xếp vào hộp, đậy nắp kín, để chỗ thoáng mát ở nhiệt độ thường 5-6 ngày cho kim chi lên men chua.


Lưu ý:
* Cải lúc mới phết sốt chưa ra nước nên hộp Kim Chi có thể chưa có nước, không nên quá lo lắng vì chỉ 1-2 ngày sau Kim Chi sẽ tự ra nước đầy hộp, lúc này Kim Chi sẽ ngập trong nước.
* Còn nếu muốn làm cho cải ngập trong nước ngay thì có thể dùng một chút nước đun sôi để nguội trộn với phần sốt còn thừa lại trong âu, đổ nước này lên trên cải để cho cải ngập trong nước. 
-       5 – 6 ngày sau Kim chi đã lên men chua, cho vào hộp kín để ngăn mát tủ lạnh ăn dần




Tuesday, March 15, 2016

Gỏi bưởi trộn ruốc tôm mayonnaise


Có quá nhiều cách chế biến gỏi bưởi cho các mẹ lựa chọn, phổ biến nhất là Gỏi bưởi trộn tôm thịt, gỏi bưởi trộn mực khô, Gỏi bưởi trộn trứng, Gỏi bưởi trộn nem chua, ngoài ra còn có gỏi bưởi trộn thịt quay, gói bưởi trộn xa xíu, gỏi bưởi trộn trứng muối, gỏi bưởi trộn hải sản… nói chung là có thể trộn chung với bất kỳ loại nguyên liệu nào miễn hợp khẩu vị của bạn.
Bưởi thì có thể dùng bất kỳ loại bưởi nào tùy sở thích nhưng ngon nhất chắc có lẽ là bười da xanh vốn có độ chua ngọt hoàn hảo mầu sắc đẹp. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm vào món gỏi một chút các loại hoa quả khác cho món ăn thêm phong phú: ví dụ như nho tươi, táo tươi, quả bơ tươi…
Tết ra nhà còn nhiều bưởi lại sẵn có hộp ruốc tôm nên hôm nay mình chế biến món gỏi bưởi trộn ruốc tôm siêu nhanh siêu đơn giản đổi món cho cả nhà, đây cũng là một chiêu hữu hiệu để dụ hai đứa trẻ nhà mình chịu ăn món ruốc tôm nữa nên nói chung là tiện đủ nhiều đường…

Nguyên liệu
-      Bưởi da xanh: 5 - 6 múi.
-      Nho tươi: khoảng 100 gam.
-      Ruốc tôm: đủ dùng.
-      Nước mắm: một ít.
-      Mayonnaise: đủ dùng.
-      Rau răm thái rối: đủ dùng.
-      Có thể trộn thêm lạc rang, vừng rang nếu muốn: Optional

Chế biến:
-       Bưởi gọt vỏ, tách múi, bỏ hạt tách thành những miếng nhỏ. Mình hay tách nhỏ mỗi miếng khoản 5 - 7 tép.
-       Nho rửa sạch bổ đôi, bỏ hạt nếu có.
-       Cho nho và bưởi vào một cái thố cho vào một chút xíu mắm trộn đều, dùng nước mắm cho món gỏi có mùi thơm. Lưu ý cho một chút mắm cho dậy mùi thơm thôi chứ không cho nhiều vì ruốc tôm và Mayonnaise đã có vị mặm rồi.
-       Rải đều Mayonnaise lên trên.
-       Trộn đều hỗn hợp bưởi, nho, mayonnaize trong thố trước khi ăn khoảng 5 phút. Lưu ý không trộn hỗn hợp sớm để cho bưởi và nho đến khi ăn vẫn giòn.  

-       Rắc đều ruốc tôm lên trên đĩa gỏi, bỏ rau răm vào, trộn đều trước khi ăn.